Tất cả các mối quan hệ đều như thế này mà nhạt
Nói thật, tôi có đôi chút sợ đối với những người quá thân với mình. Đi ra ngoài tụ tập ăn uống, dùng đôi đũa của chính mình, cứ thế gắp lấy đồ ăn trên bát của tôi. Chẳng bảo một câu, cứ thế lấy máy tính của tôi để sao lưu dữ liệu. Cũng chẳng hỏi lấy một câu, cứ thế thẳng thừng chọn hộ tôi địa điểm xem cuối tuần đi đâu. Tôi biết người có thể làm được như thế này, quả thực phải là rất thân thiết với tôi. Nhưng dù mối quan hệ có tốt đẹp đến đâu, thì không có nghĩa là chúng tôi không ai là không có cuộc sống riêng biệt cả.
Càng lớn là bạn sẽ càng thấy được thứ mà người lớn để ý nhất, chính là 3 chữ: Ranh giới cảm. Lúc nào tôi cũng ghét việc mẹ tôi vào phòng tôi mà không gõ cửa. Bực mình nói với bà ấy: “Mẹ có thể tôn trọng sự riêng tư của con một chút có được không?” nhưng mẹ tôi luôn nghĩ rằng thật buồn cười khi tôi nói chuyện với mẹ về “quyền riêng tư” . Cái câu mà bà ấy hay nói nhất chính là: “Con là con được rớt ra từ mẹ, thế nên con chính là của mẹ”. Cái kiểu logic này khiến tôi bao năm chẳng nói được nên lời.
Còn người đã nghiên cứu ra cái “cửa” để chứng minh rằng có một số việc chúng ta phải tự mình giải quyết. Kể cả là cha mẹ thì cũng không có nghĩa là là họ có thể can thiệp một cách vô nguyên tắc vào cuộc sống của con cái mình.
Nhà triết học Arthur Schopehauer từng đưa ra một lý luận về một cái gọi là “Thế khốn của nhím gai”. Trong cái thời tiết lạnh giá, nhím muốn giữ ấm bằng cách tiến lại gần nhau, nhưng chúng đều có gai trên người, nếu đến gần quá chúng ta bị đâm vào nhau thế nên phải giữ khoảng cách nhất định. Thế nên bạn thấy đấy, nhím mẹ kể cả có muốn ôm lấy con mình thì cũng phải kiểm soát dục vọng của mình. Vì nếu không kiểm soát cảm xúc bộc phát của mình, thì nhím con sẽ bị thương tích đầy mình.
Đang giờ nghỉ trưa khi đang trò chuyện với đồng nghiệp, khi đang nói tới điều khó nói nhất trên cuộc đời này thì có một câu trả lời của một cô bé khiến toàn bộ mọi người đọc được phải sửng sốt. Cô bé ấy nói hồi học đại học, cô bạn thân của cô ấy từng thay cô ấy đòi chia tay với bạn trai, vốn chẳng hiểu suy nghĩ của cô ấy thế nào, chỉ đơn thuần cho rằng người đó không phù hợp với cô ấy.
Đồng nghiệp của tôi khi ấy tức phát điên, nói chúng ta quả đúng là những người bạn tốt nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể chỉ chỉ điểm điểm vào cuộc sống của tôi, càng không có nghĩa là bạn có thể thay tôi quyết định phải chọn lựa làm thế nào.
Trên mạng có câu nói: “Người trưởng thành phải và chỉ có thể chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình”. Thay đổi quỹ đạo cuộc sống của người khác theo ý muốn của mình, thực tế là vượt qua ranh giới. Những mối quan hệ vượt qua ranh giới, sẽ khiến con người cảm thấy rất hoang mang như thể tôi thoáng cái không để ý, là bạn có thể làm những điều khiến tôi không biết phải làm sao. Moi tiền từ trong túi ra mới được gọi là lấy, là lấy tiền từ trong túi ra, người khác không biết, thì gọi là trộm. Giữ sao cho có chừng mực, là sự tôn trọng cơ bản nhất dành cho người khác.
Nói thật là tôi chưa bao giờ tự tiện mở điện thoại của bạn trai tôi, không phải vì tôi tin tưởng tuyệt đối anh ấy, mà vì cảm thấy giữa cặp đôi cũng cần có “lễ độ”. Thứ “ lễ độ” này, cho phép bản thân tồn tại trong cuộc của người khác. Yêu không phải là chiếm đoạt, mà là cộng sinh. Tạ Nam trong bộ phim “Hạnh phúc tam trọng tấu” từng nói: “Đừng ép người khác phải nói lời yêu thương theo cách bạn thích”. Cô nói, tôi càng ngày càng phát hiện ra rằng, trên thực tế, hai người là hai cá thể độc lập. vì vậy việc có hay không chuyện giành không gian cho nhau hay không rất quan trọng.
Dù tôi có yêu bạn đến thế nào, bạn có thương tôi bấy nhiêu, hay chúng ta đã bên nhau bao lâu thì đó không hẳn là lý do mà bạn muốn giúp tôi dụng mọi quyền hành. Bạn không thể lén lút lấy điện thoại của tôi rồi chặn tất cả những người bạn của tôi trên bảng tin Wechat. Cũng không được tùy tiện nghe điện thoại của tôi, giúp tôi từ chối lời mời của người khác. Vì cảm thấy tôi muốn được giải phiền, thì càng không được thay tôi gác lại công việc quan trọng đó để đến ngày hôm sau được.
Một nhà văn người Nga tên là Bondarev từng nói: “Nguồn gốc của mọi đau khổ của con người bắt nguồn từ việc thiếu ranh giới cảm”. Ranh giới cảm của một người trưởng thành giống như không khí, khi nó biến mất, thì bạn sẽ biết nó quan trọng như thế nào. Bên nhau mà không có ranh giới cảm, giống như việc bạn bắt tôi phải khỏa thân chạy với bạn. Chúng ta đều đã nhìn thấy tất cả của nhau, nhưng bạn và tôi đều sẽ cảm thấy xấu hổ.
Chúng ta phải luôn tâm niệm rằng, luôn có những thứ không được chạm vào, không được quan tâm để ý lẫn nhau, mỗi người là một bản sắc. Bất kì ai dưới thân phận nào đều phải biết đâu là điểm dừng, một vừa hai phải mới vừa lòng người ta.
Giống như một câu nói trên mạng : “Mối quan hệ thoải mái nhất giữa con người với con người, là bắt đầu từ Tam quan, rồi kéo dài tới Tam giới”. Ý của nó tức là “ Tôi cho phép bạn làm một vị khách trong đời tôi nhưng tôi không đồng ý để bạn làm chủ cuộc đời tôi. Cảm ơn bạn đã coi tôi như một người thân, nhưng vẫn mong rằng chúng ta có thể thân thiết và giữ khoảng cách”.
Trích:Bản gốc:Nhuỵ Hy蕊希Erin
Bản Dịch:Tươi Châu-TTBMusicChannel
Biên tập:Mỹ Trinh。