Hãy tìm một người có lễ nghi để ở cùng.
Tôi vẫn luôn nhớ ngày trước chương trình “Hoa lạ nói” có một tập thảo luận về một vấn đề “Nghi lễ”, lễ cưới có thật sự cần thiết không? Khi Hoàng Lôi làm khách, nói một câu thế này “tôi thường tưởng tượng về hình tượng con gái tôi xuất giá, tôi nhất định sẽ khóc. Nhưng nếu như có một ngày người đàn ông đó nói với con gái tôi không có lễ cưới. Vậy tôi sẽ nói với con gái đừng lấy anh ta. Ngay cả một nghi lễ như vậy cũng không có tôi cảm thấy nó không đúng”.
Nghe xong lời nói đó bạn cũng nên hiểu đối với bất kỳ bậc cha mẹ trên thế giới này mà nói đều hy vọng con gái mình được tôn trọng và tiếp đãi nồng hậu chứ không phải không lạnh không nóng hoặc là phải đi qua mới làm. Mặc dù một người cha không có quyền ngăn cản một đôi yêu nhau, không có lễ cưới được tiếp tục. Nhưng là cách nghĩ của một người cha cũng nên được nhìn thẳng vào, được tôn trọng.
Thật ra chúng ta đều rất rõ Hoàng Lôi cũng không hề nhất định cần lấy một lễ cưới để làm khó con rể tương lai, ông ấy chỉ muốn nói là cảm thấy lễ nghi biểu đạt ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống. Lời ngầm của Hoàng Lôi là ngay cả một lễ cưới cậu cũng không chuẩn bị khiến tôi lấy gì để tin tưởng cậu, có thành ý muốn cùng con gái tôi sống chung một đời?
A Văn là một cô gái cực kì vui vẻ. Lúc yêu nhau cô ấy không quan tâm quá những trò yêu đương nhỏ như tặng hoa, đưa thuốc. Cô ấy quơ tay lên cổ bạn trai A Thanh nói: “Chỉ cần xuất phát từ trái tim anh yêu em là được rồi, những nghi lễ bề ngoài kia, em căn bản không hề quan tâm”.
A Thanh là người thật thà ngoan ngoãn nghe lời A Văn. Không cần tặng hoa, vậy thì không mua. Không đưa thuốc, vậy cũng không mua. Thời gian trôi qua, Thanh không hề biết là chuyện tình yêu của bản thân phải làm sao để trở nên tốt. May mà cả hai người đều ăn hàng, khi đến những ngày lễ kỉ niệm ngày lễ đều ăn một bữa ăn rong biển, cũng rất vui.
Sau khi A Văn và A Thanh kết hôn vẫn tiếp tục như cách làm thường lệ như lúc đang yêu, chỉ quan trọng nội dung, không quan tâm hình thức. Nhưng bọn họ không biết rằng nội dung cũng cần thiết mang theo hình thức. Nếu như nước không đựng được trong chai, không có nắp đóng lại sẽ từ từ trở thành hơi nước trong không trung. Tình yêu cũng như vậy. 5 năm sau đó, thời gian này vấn đề của Thanh và Văn càng ngày càng nhiều. Cuối cùng có một ngày A Văn bùng nổ dữ dội, cô ấy oán trách A Thanh hoàn toàn không quan tâm cô ấy, mỗi ngày tan làm cũng lười nhìn bản thân một chút.
A Thanh rất ấm ức, anh ta cho rằng trước và sau khi kết hôn như nhau, không hề có sự thay đổi lớn nào. Bạn bè kiến nghị A Thanh làm điều lãng mạn, tặng quà, kết quả A Thanh vẫn thôi không làm nữa. Anh ấy nói: “Anh ý vẫn không hiểu cô ta sao? Cô ta vốn dĩ không quan tâm tấm chân tình này”.
Thực ra Văn cũng không biết cô ấy mong muốn điều gì? Cho dù có thích một đồ vật như vậy cũng không biết cách nào biểu đạt ra ngoài, chỉ biết tự mua thưởng cho bản thân. Thế là 2 người cứ như vậy càng ngày càng xa.
Từ nguyên nhân sâu xa mà nói, bọn họ không đến cùng một gia đình nguyên sinh, quan hệ lưu luyến không hề giống nhau. Từ nguyên nhân bên ngoài mà nói, bọn họ không hiểu phải dùng hình thức thế nào tạo dựng tình yêu, càng không hiểu làm thế nào dùng nghi thức nào để biểu đạt tình yêu.
Trong bộ phim “cuộc sống của chúng ta” của Mỹ, có một tập vô cùng động lòng người. Ngày lễ tạ ơn năm đó, gia đình năm người nhà Jack bởi vì giữa đường xe gặp vấn đề không kịp đến chúc ông bà ngoại, chỉ có thể ở lại qua một đêm trong một túp lều nhỏ rách nát. Thay vì chỉ biết thất vọng, ở đây kẹo bánh không có, cũng không có mâm cao cỗ đầy. Một người chu đáo như Jack không muốn các con trải qua ngày lễ tạ ơn như thế này. Thế là đi tìm kiếm đạo cụ và thức ăn để đón lễ tạ ơn. Sau đó, Jack đội một cái mũ hài gõ cửa bước vào nói với mọi người rằng đêm nay có thể vừa xem tivi vừa ăn xúc xích. Hơn nữa nó chỉ thuộc bữa cơm dã ngoại của gia đình. Trẻ con vốn dĩ vẫn là trẻ con, chỉ náo nhiệt là có thể tụ tập, nhoáng một cái là có tinh thần. Cả nhà cười nói rất vui vẻ khi đến rất muộn, vợ Rebecca của Jack mang đến một cái áo len cũ nói với mọi người “mỗi người chúng ta phải nói một chuyện mà đáng tạ ơn bắt đầu từ chiếc áo len này mà rút ra một đoạn len, sau đó đưa cho người tiếp theo.” Jack nhìn vợ và thấy mình thật có ân huệ anh chăm chú nhìn 3 đứa con, phát hiện rằng anh nói: “anh cảm ơn gia đình mình”. Cảm ơn gia đình chúng ta “bình an”. Bất luận thế nào, tôi nguyện cùng gia đình của tôi rất nhiều năm sau đó các con đều đã trưởng thành. Nhưng mà, bọn họ đều không quên ngày lễ tạ ơn mà không có gà tây mà lại còn truyền nó tiếp. Ngày lễ tạ ơn hôm đó bọn họ cùng gia đình xem tivi, một sợi len, đội mũ dùng những nghi lễ nhỏ đó để tưởng nhớ người cha đã mất hơn mười mấy năm.
Tôi nghĩ nguyên nhân họ cảm ơn Jack không hề phức tạp đó chính là người cha đã dạy cho bản thân làm thế nào để dùng nghi lễ truyền tình yêu vào trong trái tim.
Trong “Tiểu Vương Tử” nói lễ nghi chính là khiến cho một ngày với những ngày khác không giống nhau. Khiến cho một thời khắc với những thời khắc khác không giống nhau. Nhà tâm lý học Vinh Cách nói một thân thể tâm trí bình thường nhất định cần một nghi thức. Một chiếc nhẫn kim cương là một lễ nghi, một câu tình tứ cũng là lễ nghi, một bữa món ăn phương Tây là lễ nghi, một bát cháo nóng cũng là lễ nghi, một lần đi xa là lễ nghi, một cái ôm cũng là lễ nghi. Lễ nghi cụ thể như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn thích dùng phương thức gì để biểu đạt ý nghĩ tình yêu sâu đậm.
Bạn có còn nhớ lời bài hát của Đặng Lệ Quân không? Nếu như không gặp được anh thì tôi sẽ ở đâu, những ngày trôi qua sẽ như thế nào. Cuộc đời cần phải quý trọng. Có lẽ nếu cùng một người trải qua những ngày bình thường thì sẽ không biết là có tình yêu, ngọt như mật. Trên thế giới có hàng nghìn vạn lễ nghi, thậm chí cuối cùng đều là một câu nói: “Bất kể thời gian đang trôi đi vội vã, anh chỉ quan tâm em”.
-------------------------------------------------------------------------
Trích: Bản gốc: Nhuỵ Hy 蕊希Erin
Bản Dịch: Tươi Châu- TTBMusicChannel
Biên tập: Mỹ Trinh.